LEGO hiện nay được biết tới nhiều nhất là món đồ quen thuộc không chỉ với trẻ em mà cả người lớn cùng các sản phẩm như đồ chơi lắp ghép, trò chơi điện tử, phim ảnh, âm nhạc… Nó mang đến cho người chơi cảm xúc khó tả. Điều kì bí ấy tạo nên một cộng đồng người hâm mộ đông đảo và cuồng nhiệt với thương hiệu này.
Vậy bí mật đằng sau sự thành công ấy là gì? Các bạn hãy cùng iM giải mã 3 yếu tố tạo nên cộng đồng người hâm mộ vững mạnh của Lego nhé!
1. Tạo dựng phong cách Lego riêng cho khách hàng mục tiêu
LEGO có hai nhóm khách hàng mục tiêu chính là: trẻ em và người lớn với giọng điệu, giao diện, màu sắc và những tính năng riêng biệt, cụ thể:
Nhóm khách hàng trẻ em:
Bộ đồ chơi LEGO cho trẻ được chia thành nhiều phiên bản khác nhau với độ khó thấp, phù hợp với mọi trẻ từ 1.5 tuổi trở lên mang màu sắc tươi sáng bắt mắt như:
+ LEDO DUPLO với kích thước các mảnh to gấp 2 lần phiên bản khác giúp tăng khả năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ
+ LEGO City với phức tạp cao hơn giúp trẻ tăng khả năng sáng tạo và tư duy logic.
+ Ngoài ra còn rất nhiều bản thú vị như LEGO DREAMZzz, LEGO Friends,…
Xem thêm tại đây: Top 10 bộ đồ chơi Lego chính hãng
Nhóm khách hàng người lớn:
Mô hình lắp ghép được tuyển chọn và thiết kế cẩn thận, tỉ mỉ để sau khi hoàn thiện sản phẩm người chơi có thể dùng để trưng bày. Các bộ lắp ghép cũng theo đó có độ khó cao hơn, sở hữu nhiều mảnh ghép hơn so với trẻ em với các chủ đề đa dạng, được thiết kế dành riêng cho người lớn: Giải trí, khoa học & công nghệ, xe cộ, thể thao, nghệ thuật, thiết kế, âm nhạc…
Landing page dành cho người lớn trên website thương hiệu cũng được sử dụng màu đen làm chủ đạo, thông tin trên trang được trình bày đầy đủ, chi tiết.
2. Trao quyền đồng sáng tạo Lego với cộng đồng và người hâm mộ
LEGO IDEAS- một cộng đồng trực tuyến nơi những người yêu thích và đam mê chia sẻ những ý tưởng sáng tạo các bộ LEGO mới. Kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên trên Cuusoo – một trang web cung cấp dịch vụ cộng đồng tại Nhật Bản, cộng đồng này thực sự tạo được tiếng vang lớn và thúc đẩy nhiều nhà sáng tạo cùng tham gia.
Tại đây, người dùng sẽ đăng tải ý tưởng của mình lên website. Khi ý tưởng cán mốc 10.000 người ủng hộ từ cộng đồng, dự án sẽ được chuyển tới tay những người đứng đầu tập đoàn LEGO để đánh giá tính khả thi và phát triển thành một dòng sản phẩm đồ chơi bán ra thị trường. Người sở hữu ý tưởng này sẽ nhận được 1% lợi nhuận từ sản phẩm.
Đây quả thực là bước tiến quan trọng giúp thay đổi hoàn toàn hình ảnh LEGO từ lối kinh doanh sản xuất đơn thuần cho khách hàng sang xây dựng cộng đồng người hâm mộ gắn kết với thương hiệu.
3. Lego phát triển thử thách UGC trên quy mô lớn
Để tiếp tục nuôi dưỡng cộng đồng của mình, LEGO đã tạo ra rất nhiều thử thách sáng tạo và độc đáo nhằm phục vụ từng phân khúc khách hàng cụ thể. Những thử thách này vừa là sân chơi để khách hàng thỏa sức sáng tạo, vừa là cách thức hiệu quả để khuyến khích tương tác từ cộng đồng.
Một số thử thách nổi bật có thể kể đến như:
- The LEGO 7 Days Challenge (Thử thách Lego 7 ngày): Đây là một thử thách dành cho trẻ em trong thời gian Covid-19.Thử thách này đã thu về hơn 50.000 lượt đóng góp.
- The Kronkiwongi Project (Dự án Kronkiwongi): Là chiến dịch khích lệ sự sáng tạo vô hạn của trẻ em, tại đó các em được tự do mô tả về khái niệm “Kronkiwongi” của riêng mình. Chiến dịch đã tiếp cận 24 triệu người tại 15 quốc gia, thu hút đến 3.3 triệu fan trên fanpage LEGO với mức độ tương tác tăng +61% trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch.
Xem thêm các bài viết khác tại đây: iMagazine